MỘT SỐ THÔNG TIN HỮU ÍCH VỀ NHẬT BẢN :
1. Khí hậu :
Đặc điểm lớn nhất của khí hậu Nhật Bản là có bốn muà Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt. Mùa xuân từ tháng Ba tới tháng Năm. Mùa hạ từ tháng Sáu tới tháng Tám. Mùa thu từ tháng Chín tới tháng Mười Một. Mùa đông từ tháng Mười Hai tới tháng Hai.
Khí hậu 4 mùa tại Nhật Bản
– Mùa xuân : từ tháng 3 – tháng 5.
– Mùa hạ: từ tháng 6 – tháng 8
– Mùa thu : từ tháng 9 – tháng 11.
– Mùa đông: từ tháng 12 – tháng 2. khí hậu nhật bản
Nhiệt độ ở Nhật Bản vào mùa đông và mùa hạ chênh nhau tới trên 30 độ. Vào mùa hạ, với nhiệt độ và độ ẩm cao làm cho những người từ đại lục thấy khó chịu. Vào mùa xuân và mùa thu khí hậu rất thoải mái dễ chịu nhưng thời tiết cũng thường thay đổi. Vào đầu mùa hạ, ngoại trừ Hokkaido ra, có mưa nhiều từ tháng Sáu đến giữa tháng Bảỵ
Mùa thu ở Nhật cũng tương đối có nhiều mưa. Hơn nữa từ giữa mùa hạ đến đầu mùa thu, có nhiều bão phát sinh ở vùng phía tây của Bắc Thái Bình Dương đổ bộ vào Nhật Bản, đôi khi gây ra nhiều thiệt hạị Ngoài ra các dãy núi chạy dọc chiều dài Nhật Bản phân chia đất nước thành hai phần: phần biển Nhật Bản và phần Bắc Thái Bình Dương. Vào mùa đông phần biển Nhật Bản có nhiều tuyết rơi cũng là một đặc điểm của khí hậu Nhật Bản.
2. Tiền tệ :
– Yên là đơn vị tiền tệ của Nhật Bản (tiếng Nhật là 円 (En); tiếng Anh là Yen), kí hiệu là ¥ và có mã là JYP. Hiện tại tiền yên có 2 mẫu hình thức đó là: tiền kim loại (6 loại) và tiền giấy (4 loại) do ngân hàng Nhật Bản phát hành.
– Cũng như tiền Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới, đồng yên có nhiều mệnh giá khác nhau. Đồng thấp nhất là 1 yên ~ 174 VNĐ và cao nhất là 10,000 yên ~1,740,000 VNĐ. Hiện nay tỉ giá đồng Yên so với VNĐ là 1 yên ~ 200 Việt Nam đồng.
3. Phương tiện giao thông :
– Đường sắt :
Những ga tàu ở nước Nhật giống như một thế giới riêng mà ở đó luôn có sự vận hành đều đặn giữa những chuyến tàu, hành khách. Du khách mới đầu nhìn hệ thống sơ đồ đi lại giữa các line tàu ở Tokyo chắc sẽ phải “khóc thét” vì quá chằng chịt . Lợi thế của du khách nước ngoài khi sử dụng dịch vụ tàu JR tại Nhật là có thể mua thẻ JR Pass ở nước sở tại với giá khoảng hơn 6 triệu đồng (cho 7 ngày sử dụng). Loại thẻ này khi mua xong sẽ kích hoạt khi tới Nhật và chỉ có du khách nước ngoài đến đây mới được phép dùng. Nếu bạn di chuyển nhiều khi tới Nhật, theo cung đường từ Kyoto tới Tokyo hoặc ngược lại thì nên mua JR Pass vì có thể sử dụng được cả tàu Shinkansen hay các loại tàu ra sân bay. Nếu bạn chỉ ở một thành phố và không di chuyển nhiều thì chỉ nên mua thẻ ngày (dao động từ 120.000 đến 180.000 đồng) và có thể dùng được ba loại phương tiện bằng tàu gồm Subway, Metro và JR Lines.
– Xe buýt :
Là phương tiện công cộng rẻ nhất, xe buýt ở Nhật có hai loại, dành cho đường dài và dành cho nội thành. Cung đường Tokyo và Kyoto có nhiều loại xe bus đêm với giá chỉ khoảng 700.000 đồng với chỗ ngồi có thể ngả thành giường, chỗ để chân thoải mái và di chuyển từ 6 đến 9 tiếng là đến nơi. Điểm đến của xe buýt thường ghi ở mặt trước của xe với cả tiếng Nhật và phiên âm tiếng Anh. Khi muốn xuống, hành khách chỉ cần bấm chuông báo gắn ở trước mặt trước khi xe dừng ở trạm tiếp theo.
–Máy bay :
Trong nội địa, nhiều hãng hàng không giá rẻ như Peach Air hay JetStar thường có những đường bay giá rẻ di chuyển giữa các thành phố lớn của Nhật Bản như Osaka hay Tokyo lên các vùng như Hokkaido hay ra đảo Okinawa. Giá vé bay nội địa khứ hồi ở Nhật đôi khi còn rẻ hơn một tấm vé Shinkansen một chiều mua lẻ. Điểm hạn chế của việc bay nội địa là các hãng giá rẻ như Peach Air thường không cho nhiều hành lý (chỉ 10 kg) và không có bữa ăn trên máy bay. Tuy nhiên, các chuyến bay ví dụ như từ Osaka tới Sapporo (thủ phủ của Hokkaido) chỉ dài khoảng hai tiếng nên du khách không quá lo chuyện bị đói bụng.
–Taxi :
Là lựa chọn tiện lợi nhưng lại là phương tiện công cộng đắt đỏ nhất. Taxi ở Nhật có chi phí cao gần nhất thế giới và đôi khi, nhiều tài xế còn khuyên các du khách bỡ ngỡ nên đi tàu vì nếu không họ sẽ rất sốc khi trả tiền theo đồng hồ kilomét. Vào buổi tối, phí taxi có thể tăng lên khoảng 20%. Khi đi du lịch, nếu có quá hành nhiều lý và tính đường đi ra sân bay sẽ phải chuyển tiếp trên hai lần thì lúc đó, bạn nên gọi taxi tới ga gần nhất có thể đi tàu thẳng một mạch ra sân bay.
–Xe đạp :
Ở các thành phố như Tokyo, Osaka, Kyoto hay Sapporo có rất nhiều không gian thoáng đãng. Những du khách có nhiều thời gian tận hưởng thì có thể di chuyển bằng những chiếc xe đạp để khám phá từng ngóc ngách của đất nước này. Xe đạp là một phương tiện rất phổ biến cho sinh viên cũng như cả nhân viên công sở ở Nhật. Tới Tokyo, bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh những người mặc sơmi, đeo cà vạt ngồi trên những chiếc xe đạp.
4. Sim điện thoại:
Bạn cần mua sim điện thoại để liên lạc với người thân và những người du lịch cùng và cũng sử dụng cả 3G nữa.
Ở Nhật Bản, các nhà mạng đều không cho đăng ký sim trả trước và tất cả mọi người đều phải dùng sim trả sau. Việc này vừa để đảm bảo việc xác minh danh tính và chống tin rác, vừa đảm bảo “lợi ích” cho nhà mạng.
Sim và điện thoại ở Nhật là một sự liên kết chặt chẽ, nếu bạn bước vào một cửa hàng của nhà mạng để đăng ký một chiếc sim thì khi ra về bạn sẽ phải cầm theo một chiếc điện thoại đi kèm.
5. Các số điện thoại trong trường hợp khẩn cấp:
Số đại sứ quán , lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản : 81-3-3466-3313
7119 : Số điện thoại cấp cứu ở Nhật Bản
110 : Số điện thoại cảnh sát Nhật Bản
119 : Số điện thoại cứu hỏa Nhật Bản
9910 : Số điện thoại để báo sự cố khẩn cấp trên đường phố
118 : Số đội tuần tra trên biển
03-5774-0992 : Hỗ trợ khẩn cấp bằng tiếng anh ( hoạt động từ 9h đến 11h đêm )
03-3501-0110 : Hỗ trợ khẩn cấp bằng tiếng anh ( hoạt động từ 8h30 sáng tới 5h chiều các ngày trong tuần )
03-3202-5535 hoặc 03-5155-4039 : Hỗ trợ bằng tiếng việt ( trung tâm chỉ hỗ trợ tiếng việt vào thứ 6 hàng tuần )
6. Trang phục:
Thời tiết Nhật Bản có bốn mùa rõ rệt nhưng nhiệt độ các mùa trong năm so với nước ta có phần thấp hơn. Mùa đông và xuân ởNhật Bản khá lạnh nên bạn cần mang đủ quần áo giữ ấm cơ thể, tất găng tay, mũ nếu đi du lịch Nhật Bản vào mùa đông.
7. Giấy tờ mang theo:
- Quý khách là Việt Kiều & Ngoại Kiều phải mang theo tờ khai hải quan, Visa nhập cảnh Việt Nam (nếu đã có rồi).
- Nếu chưa có visa nhập cảnh Việt Nam chuẩn bị thêm 2 tấm ảnh màu nền trắng 4x 6 cm để làm visa tái nhập.
8. Ăn uống :
Đặc trưng nguyên thủy của văn hóa ẩm thực Nhật là thưởng thức hương vị của thức ăn sống, mà không sử dụng nước sốt mùi vị mạnh.
Đặc trưng về cách ăn uống của người Nhật Bản là việc ăn luân phiên giữa cơm, canh và các món phụ. Đây là cách ăn uống thường ngày tại gia đình. Còn tại các nhà hàng Nhật, món ăn được phục vụ hết món này tới món khác dưới dạng kaiseki, với cơm và canh miso thường được mang cuối cùng, làm cho việc ăn uống giống với ẩm thực phương Tây.
Người Nhật xem việc chia sẻ bữa ăn là một phần quan trọng thể hiện lòng mến khách. Trong trường hợp này, không chỉ mùi vị của món ăn mà còn cả việc trình bày và sáng tạo trên đĩa và bát để làm tăng vẻ đẹp của các mùa là điều quan trọng. Việc chọn lựa các đồ ăn phù hợp với loại đĩa có thể làm tăng cảm nhận về buổi lễ hoặc về nỗi buồn. Việc trang trí phòng với cách cắm hóa và sơn được lựa chọn phù hợp với không khí của bữa ăn, nó cũng rất quan trọng giúp cho việc chia sẻ bữa ăn với khách. Tất cả điều này cho thấy cách ăn uống đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Nhật Bản.
Xem thêm